Khi lập gia đình, sẽ khá khó khăn để vợ chồng cùng nhau quản lý tiền bạc. Tuy nhiên, những mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp việc quản lý chi tiêu trở nên đơn giản hơn.
1. Cùng nhau thảo luận vấn đề tiền bạc
Hai bạn có thể nói rõ với nhau về thu nhập, chi phí hàng tháng và những khoản chi tiêu khác của mỗi người. Qua đó, bạn có thể hiểu được vấn đề tài chính của đối phương và cùng nhau chi tiêu hợp lý.
Ngoài ra, bạn có thể tâm sự và lắng nghe quan điểm, thái độ của nhau về tiền bạc và những vấn đền liên quan tài chính đối với gia đình và bạn bè. Điều này sẽ giúp tránh những hiểu lầm, bất đồng hoặc những sai lầm trong quản lý tiền bạc có thể nảy sinh trong đời sống sau này.
2. Đặt ra một mục tiêu chung
Bạn và người ấy có thể cùng nhau đặt ra mục tiêu tài chính chung, thảo luận khi nào bạn muốn có con và những chi phí cho việc có con như thế nào. Ngoài ra, bạn cần hỏi ý kiến của người ấy về việc khi nào mua nhà và dành dụm tiền cho chuyện đại sự này. Hơn nữa, có rất nhiều câu hỏi bạn có thể cùng đối phương tìm ra đáp án như:
- Cả hai bạn có làm việc xa nhà không?
- Bao lâu hai bạn đi du lịch một lần? Làm thế nào để tiết kiệm tiền để du dịch cùng nhau?
- Bạn muốn đầu tư vào việc gì? Kế hoạch ra sao?
- Khi nào thì hai bạn nghỉ hưu? Và bạn có kế hoạch gì cho chuyện đó hay chưa?
3. Biết chi phí của bạn
Bạn hãy lập kế hoạch tính toán chi phí của mình trong vòng ít nhất từ 3 đến 6 tháng, sau đó đánh giá xem số chi phí đó có phù hợp hay không. Nắm chắc chi phí của gia đình là điều kiện tiên quyết để có thể quản lý tài chính tốt hơn. Từ việc đánh giá xu hướng chi tiêu của từng hạng mục chi phí, gia đình trẻ có thể lập được ngân sách cho từng hạng mục, dễ dàng quyết định hơn khi cần thay đổi cơ cấu chi phí gia đình.
4. Có phương pháp quản lý tiền bạc phù hợp
Cả hai bạn nên cùng nhau:
- Thống nhất chiến lược quản lý tiền bạc hàng ngày;
- Hai bạn sử dụng tài khoản ngân hàng chung hay riêng hay dùng cả hai?
- Hai bạn sẽ gửi tiền cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè hay cho họ mượn tiền như thế nào?
- Làm thế nào để cả hai cùng có trách nhiệm quản lý tiền bạc?
5. Duy trì sự công bằng trong kiểm soát tiền bạc
Là vợ chồng với nhau, hai bạn nên thỏa thuận ai cũng có quyền dùng và đưa ra các quyết định với tài sản chung.
6. Lập kế hoạch bất động sản
Đây là một trong những quyết định rất quan trọng, vì thế các bạn nên cùng nhau:
- Quyết định rõ ai là người hưởng lợi từ quỹ hưu trí, ngân hàng;
- Tìm lời khuyên từ các trung tâm chăm sóc sức khỏe
- Xây dựng các quỹ dự phòng từ bảo hiểm và kế hoạch bất động sản khác.
Trên đây là những bí quyết giúp cả hai vợ chồng cùng nhau quản lý tiền bạc. Quan trọng nhất là hai bạn tôn trọng và thấu hiểu cho quyết định của đối phương. Tổ ấm gia đình là do cả hai cùng xây dựng, vun đắp, trong đó không thể thiếu sự chung tay và đồng thuận về quản lý tiền bạc từ đôi bên.