5 điều này là nguyên nhân khiến bạn không tiết kiệm được tiền

Bạn có bao giờ vừa nhận lương được vài ngày đã hết tiền? Tình trạng này có thể do bạn chưa có cách tiết kiệm tiền đúng đắn vì một số lý do sau.
Duy Tung Vu
Reading time: 6 minutes

5 điều này là nguyên nhân khiến bạn không tiết kiệm được tiền

Bạn có bao giờ vừa nhận lương được vài ngày đã hết tiền? Tình trạng này có thể do bạn chưa có cách tiết kiệm tiền đúng đắn vì một số lý do sau.
Duy Tung Vu
Reading time: 6 minutes

Nội dung nổi bật

Việc chi tiêu tiết kiệm có thể trở nên khó khăn với nhiều người do thu nhập còn hạn chế, nhiều cám dỗ mua sắm hay thói quen chi tiêu chưa hợp lý. Tuy nhiên, chi tiêu tiết kiệm là nền tảng quan trọng cho sự an toàn tài chính và giúp bạn hiện thực hóa ước mơ trong tương lai.

Bài viết này sẽ nhìn nhận thẳng thắn những nguyên nhân thường gặp dẫn tới việc không thể tiết kiệm của nhiều người, để từ đó có thể sửa đổi chúng. Một khoản tiền đáng nhẽ có thể được tiết kiệm nhưng lại bị chuyển thành một khoản chi tiêu bất hợp lý – đó cũng là một lỗ thủng lớn trong túi tài chính cá nhân của bạn.

Hay “tự thưởng bản thân”

Khi nhận được một khoản tiền bất ngờ như được công ty thưởng, làm ăn lời hơn dự kiến hay trúng số, nhiều người có xu hướng tự thưởng cho bản thân một món quà xa xỉ nào đó. Những món đồ này có thể giúp bạn có cảm giác thượng lưu nhưng có thể gây hại lên kế hoạch tài chính của bạn về lâu dài.  

Thậm chí cũng không cần một dịp gì đặc biệt, chỉ là một dịp buồn chán, áp lực với công việc và cuộc sống. Bạn muốn được “chữa lành” bằng một chuyến đi xa, một buổi ăn nhà hàng sang trọng tốn vài ngày lương,… Trào lưu “chữa lành” hiện tại có thể không phù hợp cho túi tiền của tất cả. Nhìn ai đó vi vu sang chảnh ở một vùng đất xa lạ có thể càng làm chúng ta thôi thúc chi tiêu hơn, nhưng điều đó cần cân nhắc kĩ lưỡng.

Mua sắm cho bản thân không phải là chuyện xấu nhưng thay vì chạy theo những chi tiêu đắt đỏ chỉ để “thể hiện” đẳng cấp hoặc “bù đắp” cho bản thân, hãy thưởng chính mình bằng một bữa ngon-lành tự nấu tại nhà, một ngày nghỉ phép picnic ở công viên, đi bơi tăng cường sức khỏe…

Không ưu tiên việc tiết kiệm

Không cho rằng việc tiết kiệm là quan trọng, nên cũng không ưu tiên việc tiết kiệm. Một số người đặt việc dành tiền tận hưởng cuộc sống “YOLO” hay đáp ứng nhu cầu nhất thời của con cái lên trên hết. Cách dùng tiền như vậy khiến bạn khó có đủ tự do tài chính để làm những gì mình muốn trong tương lai. Nếu không tiết kiệm, bạn sẽ không đủ tiền giải quyết những sự cố bất thường.

Nguyên nhân cốt lõi nhất của việc không ưu tiên tiết kiệm là sự lạc quan quá mức về khả năng kiếm tiền của bản thân. Nhiều người cho rằng mình còn trẻ, tiền còn kiếm được nhiều và dễ dàng như hiện tại. Thực tế, có rất nhiều sự cố có thể khiến mức thu nhập bị giảm sút: đột ngột mắc bệnh, biến cố gia đình, công ty tái cơ cấu nhân sự dẫn tới sa thải mất việc, kinh tế suy thoái, khủng hoảng thị trường việc làm, bị đánh giá giảm lương,… Một đồng hiện tại chúng ta kiếm được có giá trị lớn hơn chúng ta tưởng. Đặc biệt là nó được đặt trong một quỹ tiết kiệm có sinh lãi.

Để chắc chắn rằng mình luôn ưu tiên việc tiết kiệm, mỗi khi nhận lương bạn hãy trích ngay một khoản tiền sang một tài khoản khác rồi mới dùng phần còn lại. Cách này sẽ giúp bạn không xài quá mức cho phép.

1 2

Không lên kế hoạch tiết kiệm

Không giống những người không ưu tiên việc tiết kiệm vì cho rằng không cần thiết, có những người ngược lại, cho rằng việc tiết kiệm là rất quan trọng. Nhưng họ vẫn không tiết kiệm được vì khoảng cách từ “muốn” tới “làm được” là một “kế hoạch” – điều họ không có.

Muốn có kế hoạch tiết kiệm, trước mắt cần xác định mục tiêu tiết kiệm một cách rõ ràng, cụ thể và có thời hạn. Đặt mục tiêu này theo nguyên tắc SMART càng tốt.

Không có mục tiêu đủ thúc đẩy và hấp dẫn thì rõ ràng bạn chẳng có động lực hoàn tất nó làm gì. Hãy đặt mục tiêu tài chính cho bản thân. Bạn cần số tiền đó để làm gì trong tương lai? Số tiền đó dành cho ai? Những điều tuyệt vời gì sẽ đến nếu bạn có trong tay số tiền đó?

Sau khi xác định mục tiêu, kế tiếp sẽ là vạch ra từng hành động để đi tới mục tiêu đó. Bắt đầu bằng số tiền cụ thể mỗi tháng, mỗi năm bạn cần phải đóng góp vào quỹ tiết kiệm của mình. Bạn sẽ đặt tiền tích luỹ đó ở đâu: một con heo đất? một tài khoản tại ngân hàng? một sổ tiết kiệm có kì hạn? hay một quỹ tài chính từ một bên thứ ba?

Không chỉ vậy, hãy vạch rõ: nếu bạn hoàn tất mục tiêu tiết kiệm trong tháng, bạn sẽ thưởng cho bản thân điều gì. Nếu không đạt được hoặc chậm so với tiến độ, bạn sẽ phải nhận hình phạt gì?

Ưu tiên điều này lên trên hết, rồi mới bắt đầu xác định số tiền mình được phép chi tiêu trong tháng. Dần dần, quỹ tiết kiệm của bạn sẽ đầy lên.

2 2

Ngại từ chối đề nghị mượn tiền

Nếu bạn là người dễ dàng đồng ý cho người khác mượn tiền thì hãy giảm bớt tính này để đạt được mục tiêu tài chính của bản thân. Ngoài ảnh hưởng về mặt tài chính, việc cho mượn tiền còn có thể gây ảnh hưởng lên mối quan hệ. Nếu bạn cho người thân mượn tiền và họ liên tục trì hoãn việc trả tiền, quan hệ giữa hai người rất khó trở lại bình thường.

Hãy từ chối khéo léo khi có người hỏi mượn tiền. Hoặc thậm chí có thể thẳng thắn nói không, vì tiền là mạch máu trong đời sống của bất cứ ai và bạn có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của mình bằng mọi giá. Hãy chỉ cho vay mượn khi bạn biết chắc rằng, nếu số tiền đó mất đi cũng không ảnh hưởng gì tới đời sống của mình, hoặc nếu có cho họ giữ trong vài năm, bạn vẫn hoàn toàn sống tốt. Về mặt bản chất, việc này là một bên đang chiếm dụng vốn của bạn để phục vụ cho mục đích của họ. Tốt hơn hết, bạn phải đảm bảo được các mục đích của mình vẫn đang được ưu tiên.

Từ chối khi được hỏi vay tiền bằng cách chia sẻ rằng mình cũng đang cần tiền. Đó là một cách có hiệu quả.

Ở gần những người không tiết kiệm

Những người chúng ta giao du là một phần lớn của đời sống chúng ta. Chúng ta thích ở cùng họ và có xu hướng ra quyết định giống họ. Vì thế, rõ ràng các mối quan hệ xung quanh sẽ ảnh hưởng đến việc tiết kiệm của bạn.

Khi ở bên những người hay rủ rê bạn đi mua sắm hay ăn uống, bạn sẽ rất khó từ chối và sẽ tốn thêm một khoản tiền không đáng. Lâu dần, thậm chí bạn còn không cảm thấy lăn tăn trong việc từ chối nữa mà hưởng ứng hoàn toàn một lối sống không tiết kiệm.

Ngược lại, thay vì ở bên những người khuyến khích bạn tiêu tiền, bạn có thể thử giao tiếp với những người có cách tiêu tiền hợp lý hơn. Trong quá trình quan sát và học hỏi họ, bạn sẽ nhận ra họ có đời sống lành mạnh, tự tin, cân bằng, và thú vị đến như thế nào. Hãy dần dần xây dựng mối quan hệ với họ, bạn cũng sẽ như họ.

Tiết kiệm tiền không phải là lối sống khắc khổ mà là học cách tiêu tiền hợp lý hơn vì một mục đích cao cả hơn. Khi có một khoản tiết kiệm, bạn sẽ có trong tay sự tự tin nhất định, để chuẩn bị một cuộc sống theo đúng mình muốn cả ở trong tương lai dài.

Facebook
LinkedIn
Print
Facebook
LinkedIn
Print
Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Ngoại thương, 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing – Truyền thông và hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm. Tôi có thể tự tin nói mình là một nhân sự chất lượng của thị trường tài chính bảo hiểm Việt Nam. Tại theFAnextdoor, tôi là người sáng lập và định hướng đội ngũ hướng về khách hàng bằng một dịch vụ tư vấn minh bạch, chuyên nghiệp.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đừng ngần ngại liên hệ với theFAnextdoor
Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi câu hỏi về tài chính cá nhân và bảo hiểm, miễn phí!

[email protected]
0888 500 200

Đừng ngần ngại liên hệ với theFAnextdoor
Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi câu hỏi về tài chính cá nhân và bảo hiểm, miễn phí!

[email protected]
0888 500 200

Hẹn lịch
hỗ trợ

Đừng ngần ngại liên hệ với theFAnextdoor
Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi câu hỏi về tài chính cá nhân và bảo hiểm, miễn phí!

Hẹn lịch Hỗ trợ