Tuổi 40: Bước chuẩn bị để đón tuổi già – Bí quyết thành công của các triệu phú trẻ Hàn Quốc

Tuỳ theo mức độ chuẩn bị ở nửa sau tuổi 30 mà thương phẩm tài chính ở tuổi 40 sẽ khác nhau. Nếu tài sản đã được tích luỹ ở mức tương đối, thì từ nửa sau tuổi 40 cần chuyển trọng tâm “làm giàu thêm” sang trọng tâm “giữ vững”, và ngược lại.
Duy Tung Vu
Reading time: 4 minutes

Tuổi 40: Bước chuẩn bị để đón tuổi già – Bí quyết thành công của các triệu phú trẻ Hàn Quốc

Tuỳ theo mức độ chuẩn bị ở nửa sau tuổi 30 mà thương phẩm tài chính ở tuổi 40 sẽ khác nhau. Nếu tài sản đã được tích luỹ ở mức tương đối, thì từ nửa sau tuổi 40 cần chuyển trọng tâm “làm giàu thêm” sang trọng tâm “giữ vững”, và ngược lại.
Duy Tung Vu
Reading time: 4 minutes

Nội dung nổi bật

Tuổi 40 là giai đoạn thực hiện những vấn đề tài chính trọng tâm như mua hay làm nhà, chuẩn bị cho kế hoạch sống tuổi già. Nếu tuổi 30 bạn chưa chuẩn bị hoàn chỉnh thì bạn cần sửa đổi cơ cấu kinh tế gia đình ở tuổi 40. Hãy chú ý các khoản như tiền đầu tư vào các quỹ, tiền gửi tiết kiệm, tiền trợ cấp thôi việc, bất động sản, bảo hiểm y tế tự nguyện, tiền đóng vào quỹ lương hưu tự nguyện. Về nợ, bạn có thể có nợ vay mua nhà, mua xe trả góp, tiền vay tín dụng tiêu dùng, các khoản tiền thẻ tín dụng còn nợ, v.v.

1 5

Nhìn chung, ở tuổi 40, bạn cần sửa đổi cơ cấu tài chính gia đình theo các trọng tâm sau:

Hãy giữ gìn tài sản cho tuổi già

Đối với người đi làm, tài sản cho tuổi già về cơ bản có lương hưu, tiền trợ cấp thôi việc, tiền tiết kiệm của bản thân. Ba khoản này là tài sản cơ bản của tuổi già, tuyệt đối không được dùng vào mục đích khác và hãy giữ gìn chu đáo số tiền này. Bạn phải chịu trách nhiêm về tuổi già của mình. 

Bên cạnh đó, bạn cần làm tăng số tài sản đầu tư lâu dài như tiết kiệm, tiền đầu tư vào các quỹ. Ngày nay, lương hưu cũng khó đảm bảo cho tuổi già nên bạn cần chú ý tăng thêm các khoản khác để chuẩn bị cho một tuổi già không ưu phiền.

Điều chỉnh các khoản nợ

Việc giữ và làm tăng tiền vốn tuổi già không phải dễ. Chính vì vậy, việc sửa đổi cơ cấu kinh tế gia đình rất cần thiết. Ưu tiên điều chỉnh các loại vay nợ lãi cao. Hãy nhìn thẳng vào sự thật. Hãy lập biểu đồ tài chính gia đình để theo dõi và quản lý số tài sản ròng của bạn đồng thời giảm tối đa số thẻ tín dụng.

Sửa đổi cơ cấu tài sản

Tải sản phát sinh chi phí cũng là một món nợ. Các tài sản không cần thiết, mang tính hình thức, có tính thực dụng thấp phải được thanh lý. Khi mua sắm hay sử dụng một tài sản nào đó, hãy tự hỏi: “Món này có thực sự làm cho mình hạnh phúc không?” Tích luỹ là hy sinh tiêu dùng hiện tại để chuẩn bị cho tương lai. Nếu số tiền tích luỹ không đảm bảo cho một tuổi già an nhàn, bạn cần xem lại hiện tại bạn có chi tiêu quá mức hay không.

2 5

Tăng thu nhập – giảm chi tiêu

Tuổi 40 là tuổi quan trọng trong đời người, bạn cần có dũng khí để quyết định nhiều việc lớn. Hãy điều chỉnh từng hạng mục thu nhập và chi tiêu. Điều khó khăn nhất trong việc giảm chi tiêu là tiền ăn học của các con. Mỗi gia đình, mỗi cá nhân có góc độ tiếp cận khác nhau. Bạn hãy cân nhắc kĩ việc chuẩn bị cho con ăn học hay chuẩn bị cho tuổi già.

Hãy quý trọng tiền vốn

Nhìn chung, tuổi 40 là thời kì tìm kiếm, tích góp các khoản thu nhập lớn nhất. Nhưng thỉnh thoảng bạn nhìn thấy nhiều người dùng tiền mồ hôi nước mắt ấy quá dễ dãi và không hiệu quả. Đừng mù quáng chạy theo các trào lưu đầu tư về đất đai, cổ phiếu nếu chưa có đầy đủ hiểu biết về chúng. Ở tuổi 40, nếu bạn dùng tiền vốn thất bại thì sau này bạn khó có thời gian thu hồi lại. Ở tuổi 40, bạn cũng cần loại bỏ lòng tham và tính ghen tị.

3 5

Tham vấn ý kiến của các nhà tư vấn chuyên môn tài chính

Ở tuổi 40, bạn phải quyết định các vấn đề tài chính có ảnh hưởng sống còn hoặc ảnh hưởng quan trọng đến cả đời người. Vì thế, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên môn của các nhà tư vấn.

Trước đây, khi lãi suất ngân hàng cao, bằng việc gửi tiền tiết kiệm bạn có thể kiếm được một số tiền đáng kể và ý kiến chuyên môn của các nhà tư vấn không mấy quan trọng. Ngược lại, hiện nay chúng ta đang ở thời đại lãi suất ngân hàng thấp và chuyển từ thời đại tiết kiệm sang thời đại đầu tư. Nếu quản lý tài sản bằng tập quán tiết kiệm cũ, bạn sẽ bị thiệt hại. Bạn cần có nhà tư vấn bên cạnh để làm giàu một cách an toàn.

Lưu ý đầu tư ở tuổi 40

Tuỳ theo mức độ chuẩn bị ở nửa sau tuổi 30 mà thương phẩm tài chính ở tuổi 40 sẽ khác nhau. Nếu tài sản đã được tích luỹ ở mức tương đối, thì từ nửa sau tuổi 40 cần chuyển trọng tâm “làm giàu thêm” sang trọng tâm “giữ vững”, và ngược lại.

Tuổi 40 đa phần đã có nhà cửa, kinh tế gia đình ổn định. Do vậy, việc sử dụng hiệu quả số tiền đã tích luỹ là điều rất cần thiết, nhưng đồng thời cũng duy trì các thương phẩm đầu tư lâu dài của tuổi 20, 30.


Trắc nghiệm tìm hiểu xem bạn có những thói quen sinh hoạt và khuynh hướng tài chính nào giống với các triệu phú trẻ Hàn Quốc: TẠI ĐÂY

 

Facebook
LinkedIn
Print
Facebook
LinkedIn
Print
Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Ngoại thương, 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing – Truyền thông và hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm. Tôi có thể tự tin nói mình là một nhân sự chất lượng của thị trường tài chính bảo hiểm Việt Nam. Tại theFAnextdoor, tôi là người sáng lập và định hướng đội ngũ hướng về khách hàng bằng một dịch vụ tư vấn minh bạch, chuyên nghiệp.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đừng ngần ngại liên hệ với theFAnextdoor
Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi câu hỏi về tài chính cá nhân và bảo hiểm, miễn phí!

[email protected]
0888 500 200

Đừng ngần ngại liên hệ với theFAnextdoor
Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi câu hỏi về tài chính cá nhân và bảo hiểm, miễn phí!

[email protected]
0888 500 200

Hẹn lịch
hỗ trợ

Đừng ngần ngại liên hệ với theFAnextdoor
Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi câu hỏi về tài chính cá nhân và bảo hiểm, miễn phí!

Hẹn lịch Hỗ trợ