6 sai lầm trong quản lý tài chính gia đình

Quản lý tài chính gia đình là điều mật thiết quyết định mức độ hạnh phúc và thành công không chỉ của thế hệ hiện tại mà còn của cả thế hệ tương lai
Duy Tung Vu
Reading time: 3 minutes

6 sai lầm trong quản lý tài chính gia đình

Quản lý tài chính gia đình là điều mật thiết quyết định mức độ hạnh phúc và thành công không chỉ của thế hệ hiện tại mà còn của cả thế hệ tương lai
Duy Tung Vu
Reading time: 3 minutes

Nội dung nổi bật

Quản lý tài chính  gia đình là kỹ năng cần thiết cho các cặp vợ chồng trẻ bắt buộc cần nắm vững, nhất là những ai lần đầu mang thai và làm cha mẹ. Trên thực tế, quản lý tài chính không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng mà còn tác động trực tiếp đến tương lai của những đứa trẻ.

Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến các cặp vợ chồng trẻ cần tránh về quản lý tài chính gia đình.

1. Không có kế hoạch rõ ràng

Bạn nghĩ: “Ôi, mới cưới mà, cứ thong thả một thời gian…” và cứ thế có đồng nào xào đồng ấy. Hệ quả tất yếu là sau năm đầu tiên chung sống, rất nhiều đôi vợ chồng được tin chuẩn bị “lên chức” làm cha mẹ mới giật mình phát hiện không hề có quỹ dự phòng, không có tiền để dành cho tương lai của con. Vì vậy, để đảm bảo cho kinh tế của cả gia đình, ngay sau khi cưới, hai vợ chồng nên thiết lập ngay kế hoạch tài chính. Hai bạn cần kiểm soát được chi tiêu và có những mục tiêu cụ thể để hướng đến.

2. Không có quỹ dự phòng cho các sự cố rủi ro

Cuộc sống không bao giờ phẳng lặng. Mọi sự cố bất ngờ đều có thể xảy đến như thất nghiệp, sụt giảm thu nhập, đau ốm… Chính vì vậy, khi chuẩn bị chào đón một thành viên mới trong gia đình, bạn cần xây dựng một quỹ dự phòng để có thể đảm bảo luôn dành cho con những gì tốt nhất, kể cả nếu có những sự cố bất ngờ xảy ra.

tai chinh gia dinh tre

3. Không thống nhất về thói quen và phương án chi tiêu

Nếu hai vợ chồng không thống nhất về thói quen và phương án chi tiêu, người này sẽ luôn thấy “ấm ức”, “bực bội” với cách chi tiêu của người kia. Bạn cũng không thể tiết kiệm nếu chồng cứ vung tay quá trán. Vì vậy, việc cần làm đầu tiên là hai vợ chồng cần thống nhất các khoản chi, các quỹ tiết kiệm gia đình. Ví dụ, nếu muốn có con, vợ chồng bạn cần lên kế hoạch lập quỹ dự phòng dành riêng cho con.

4. Không phân chia trách nhiệm tài chính giữa vợ và chồng

Sau ngày cưới, hai vợ chồng cần bàn bạc và định rõ các trách nhiệm tài chính, chẳng hạn: số tiền cần đóng góp vào quỹ gia đình (phù hợp với thu nhập từng người); hoặc giả sử chồng chi trả các khoản tiền thuê nhà, tiền điện nước thì vợ sẽ là người chịu trách nhiệm tiền chợ, tiền tiết kiệm… Nếu không phân chia trách nhiệm tài chính từ ban đầu, khi cần đến những khoản tiền lớn, vợ chồng bạn sẽ hoàn toàn bị động, chỉ biết “ngơ ngác nhìn nhau”.

5. Không giáo dục con cái về giá trị của tiền bạc

Trẻ nhỏ cần được biết về giá trị của tiền bạc và cách thức tiết kiệm từ nhỏ. Tùy độ tuổi của con, bạn có thể biến việc này thành những trò chơi vui nhộn, sao cho bé tiếp thu được và hình thành các khái niệm: Vì sao phải tiết kiệm? Con có thể tiết kiệm bằng cách nào?

6. Không chuẩn bị nguồn tài chính đảm bảo cho việc học hành của con cái

Bạn cần bắt đầu xây dựng khoản tích lũy từ lúc mang thai hoặc khi con mới chào đời để đảm bảo cho con luôn có đủ điều kiện tối ưu duy trì việc học hành đến ít nhất 18 tuổi.

Kế hoạch tài chính dài hạn dành cho việc học của con thực hiện càng sớm càng hữu ích, vì điều này giống như một tấm “áo giáp” giúp bạn bảo vệ con, bất kể cuộc sống biến động thế nào. Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, các bậc cha mẹ trẻ thường chọn mua một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dài hạn, như một cách phòng xa an toàn và hữu hiệu, bảo đảm cho con có thể yên tâm theo đuổi ước mơ. Tại sao?

Sản phẩm bảo hiểm như một khoản tích lũy cho các con từ khi trong bụng mẹ cho đến khi con tốt nghiệp đại học. Quan trọng hơn, đây còn là cách bảo vệ vững chắc cho tương lai của con, kể cả trong những trường hợp biến cố bất ngờ xảy đến với cha mẹ trong khi các con chưa kịp trưởng thành.

Một kế hoạch tài chính vững vàng là ngay cả trong những tình huống người trụ cột không thể đồng hành cùng gia đình, thì con trẻ vẫn có đủ đầy nguồn lực để lớn khôn.

tai chinh gia dinh, dong hanh cung con

Facebook
LinkedIn
Print
Facebook
LinkedIn
Print
Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Ngoại thương, 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing – Truyền thông và hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm. Tôi có thể tự tin nói mình là một nhân sự chất lượng của thị trường tài chính bảo hiểm Việt Nam. Tại theFAnextdoor, tôi là người sáng lập và định hướng đội ngũ hướng về khách hàng bằng một dịch vụ tư vấn minh bạch, chuyên nghiệp.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đừng ngần ngại liên hệ với theFAnextdoor
Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi câu hỏi về tài chính cá nhân và bảo hiểm, miễn phí!

[email protected]
0888 500 200

Đừng ngần ngại liên hệ với theFAnextdoor
Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi câu hỏi về tài chính cá nhân và bảo hiểm, miễn phí!

[email protected]
0888 500 200

Hẹn lịch
hỗ trợ

Đừng ngần ngại liên hệ với theFAnextdoor
Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi câu hỏi về tài chính cá nhân và bảo hiểm, miễn phí!

Hẹn lịch Hỗ trợ