Tài chính gia đình: 4 gánh nặng mà ai cũng phải đối mặt

Các gánh nặng tài chính gia đình không tự nhiên mà có. Chúng xuất hiện vì bạn chưa dự phòng đủ nhiều.
Duy Tung Vu
Reading time: 5 minutes

Tài chính gia đình: 4 gánh nặng mà ai cũng phải đối mặt

Các gánh nặng tài chính gia đình không tự nhiên mà có. Chúng xuất hiện vì bạn chưa dự phòng đủ nhiều.
Duy Tung Vu
Reading time: 5 minutes

Nội dung nổi bật

Tài chính gia đình vững vàng là nền tảng quan trọng để vun đắp hạnh phúc bền lâu; nếu thiếu cân bằng sẽ là nguyên nhân khiến tổ ấm gặp nhiều khó khăn và bất trắc. Mỗi gia đình đều có những gánh nặng tài chính riêng tại mỗi thời điểm khác nhau, nhưng chung quy lại 4 gánh nặng lớn nhất vẫn là viện phí, học phí, hưu trí và những khoản nợ.

Viện phí

Nếu cuộc sống luôn bình an, mọi thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh thì đây là một điều may mắn lớn nhất cuộc đời và chắc chắn bạn không phải tốn kém tiền bạc cho chi phí y tế. Tuy nhiên điều này rất khó xảy ra bởi cuộc sống ngày càng nhiều những hạt giống rủi ro nảy mầm theo thời gian. Đó có thể là những thói quen sinh hoạt không phù hợp dồn nén lâu ngày dẫn tới phát triển thành bệnh tật, hay trong thời gian di chuyển, tai nạn có thể xảy ra vào những lúc ta không ngờ nhất. 

Những lúc như vậy viện phí trở thành gánh nặng lớn nhất của gia đình bởi một khoản chi phí khổng lồ sẽ xuất hiện đột ngột, bắt buộc bạn phải chi ra. Khoản thu nhập hàng tháng đã phải gánh bao nhiêu khoản để duy trì cuộc sống ngày thường, là không thể đáp ứng nếu như bác sĩ bảo chi tiền theo phác đồ điều trị. Số tiền phẫu thuật, điều trị khoảng 100 triệu, 300 triệu hay 500 triệu cần có ngay tức khắc là con số quá lớn, quá sức cho một gia đình thông thường.

“Chiếc giường đắt giá nhất trên thế giới là giường bệnh”.

Nếu gia đình bạn có quỹ dự phòng chung chung bằng cách tiết kiệm nhiều năm được vài trăm triệu, có thẻ những căn bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo,… phải điều trị trong thời gian dài thì chi phí y tế và các chi phí liên quan có thể làm cho mồ hôi công sức tích góp bao năm bốc hơi bằng sạch.

Nguy hiểm nhất là khi chính người trụ cột trong gia đình gặp rủi ro về sức khỏe, lúc này đồng nghĩa với nguồn thu nhập bị gián đoạn và cuộc sống gia đình càng trở nên khó khăn hơn.

Viện phí là cú đánh bất ngờ vào lá chắn tài chính gia đình

Điều mà bạn cần lúc này là bất kỳ sự giúp đỡ nào để có thể giảm bớt đi một phần gánh nặng tài chính. Nhưng mong chờ sự giúp đỡ khó có thể đến dễ dàng. Gánh nặng này có thể chỉ gia đình bạn gánh được. Nếu chưa có phần tiền để dư ra dành riêng cho dự phòng y tế, hãy bắt đầu từ hôm nay. Nếu có rồi và không muốn túi tiền tích cóp mồ hôi nước mắt lao động cực nhọc bị bốc hơi trong bệnh viện, hãy trang bị bảo hiểm. Bỏ một số tiền nhỏ để thuê trước một quỹ dự phòng lớn lao.

2. Học phí

Là cha mẹ không ai là không muốn chặng đường học tập của con được vẹn toàn và tươi sáng với môi trường học tập tốt nhất. Nhưng con đường học tập của con chưa bao giờ dễ dàng với cha mẹ về mặt tài chính bởi chặng đường rất dài và học phí không phải con số nhỏ.

Chất lượng giáo dục càng cao sẽ càng đòi hỏi sự chuẩn bị về học phí, tài chính đi kèm cao tương xứng. Kể cả những gia đình có điều kiện kinh tế tốt cũng lo lắng khi con học trường tư với mức học phí một năm đôi khi bằng gia tài cả đời của gia đình khác.

Học phí có thể cũng là một gánh nặng tài chính gia đình

Để đồng hành cùng con trên hành trình theo đuổi tri thức, cha mẹ cần tìm đến những phương án phù hợp để an tâm tích lũy quỹ học vấn cho tương lai của con. Gia tăng thu nhập thường là cách đầu tiên được nghĩ tới, nhưng đừng quên điều chỉnh chi phí nếu gia đình bạn đang chưa có cơ cấu chi phí hợp lý và chặt chẽ, còn nhiều khoảng hở “rơi tiền”. Tuy vậy, gia tăng tiết kiệm với lãi suất ngân hàng có thể cũng không đủ cho nhu cầu chọn lựa môi trường giáo dục cho con. Hãy tìm đến các phương thức đầu tư để gia tăng số tiền hiện có một cách an toàn như chứng chỉ quỹ, bảo hiểm liên kết đầu tư,…

Gánh nặng tuổi già

“Bạn có thể trẻ mà không có tiền nhưng bạn không thể già mà thiếu nó”. Đúng vậy, tuổi trẻ bạn có sức khỏe và nhiều cơ hội nên dễ dàng xoay sở để duy trì cuộc sống, nhưng khi về già điều này sẽ rất khó khăn. Bởi sức khỏe của bạn không còn đảm bảo để lao động dẫn tới thu nhập giảm. Hơn nữa rất dễ ốm đau bệnh tật khiến bạn càng tốn kém tiền bạc.

Về già không có nghĩa là trông cậy con cháu. Ai cũng muốn có cuộc sống của riêng mình, tự lo và tự chăm sóc bản thân để không phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Muốn vậy bạn cần có một khoản tiền dưỡng già đủ lớn để trang trải cuộc sống và có điều kiện chăm sóc sức khỏe thường xuyên hoặc chi trả chi phí y tế khi không may ốm đau bệnh tật.

Hưu trí không chuẩn bị từ trẻ, chỉ còn lại tuổi già nặng nhọc

Bạn cần bao nhiêu để nghỉ hưu? Số tiền đó cần đạt được năm bao nhiêu tuổi? Tuổi bắt đầu nghỉ hưu của bạn là bao giờ? Bạn sẽ nghỉ hưu và tiêu tiền trong bao lâu? Bằng cách nào để bạn bắt đầu có được số tiền đó? Có công cụ tài chính nào giúp bạn đạt được điều đó nhanh hơn hoặc chắc chắn hơn không?

Hãy đặt những câu hỏi đó sớm trong độ tuổi 20-30, vì bạn cần rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho tuổi già của mình. Bạn muốn nghỉ ngơi càng nhiều thì càng phải chuẩn bị nhiều, ngược lại, chuẩn bị càng ít thì bạn càng có ít thời gian hưu trí.

Những khoản nợ

Không ai muốn nợ nần nhưng cuộc sống sẽ có nhiều lúc rất cần tiền mà không thể xoay sở ở đâu được ngoài cách đi vay nợ. Bạn là trụ cột chính của gia đình đang gánh trên vai những khoản chi lớn như học phí, viện phí, phí sinh hoạt… Khi không chuẩn bị đủ và kịp thời cho những khoản này, bạn lựa chọn đi vay và sau đó bạn gánh thêm một khoản nợ trên vai với tiền lãi cứ nhân lên hàng ngày.

Hãy nhớ rằng, trong tài chính cá nhân và tài chính gia đình, tuyệt đối không được có nợ.

Trong kinh doanh, nợ là cách huy động nguồn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận. Trong đời sống gia đình, chúng ta không có hoạt động gì để phát sinh lợi nhuận, nên các khoản nợ trong tình huống này chẳng nhằm mục đích gì khác ngoài tiêu dùng, là những lỗ thủng trong túi tiền gia đình. Vì vậy hãy tránh xa việc nợ nần cho các mục đích chi tiêu.

Trước khi dấn thân vào bất cứ trách nhiệm tài chính gia đình nào, như tiền chăm sóc con cái, học phí, tiền sinh hoạt gia đình, chăm lo sức khoẻ cho người trong gia đình,… Hãy đảm bảo rằng mình có đủ một khoản tiền dự phòng trước mắt 12 – 24 tháng cho những vấn đề này.

Vay để tiêu dùng có thể dẫn tới hững gánh nặng nợ nần ngày càng lớn
Facebook
LinkedIn
Print
Facebook
LinkedIn
Print
Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Ngoại thương, 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing – Truyền thông và hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm. Tôi có thể tự tin nói mình là một nhân sự chất lượng của thị trường tài chính bảo hiểm Việt Nam. Tại theFAnextdoor, tôi là người sáng lập và định hướng đội ngũ hướng về khách hàng bằng một dịch vụ tư vấn minh bạch, chuyên nghiệp.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đừng ngần ngại liên hệ với theFAnextdoor
Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi câu hỏi về tài chính cá nhân và bảo hiểm, miễn phí!

[email protected]
0888 500 200

Đừng ngần ngại liên hệ với theFAnextdoor
Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi câu hỏi về tài chính cá nhân và bảo hiểm, miễn phí!

[email protected]
0888 500 200

Hẹn lịch
hỗ trợ

Đừng ngần ngại liên hệ với theFAnextdoor
Chúng tôi ở đây để giải đáp mọi câu hỏi về tài chính cá nhân và bảo hiểm, miễn phí!

Hẹn lịch Hỗ trợ